suhocvn

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

lịch sử việt nam và thế giới trong chương trình THPT


    Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)

    Poll

    Bạn đọc thấy thế nào

    [ 1 ]
    Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000) Bar_left100%Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000) Bar_right [100%] 
    [ 0 ]
    Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000) Bar_left0%Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000) Bar_right [0%] 

    Tổng số bầu chọn: 1
    Poll closed
    vanminhvm
    vanminhvm


    Tổng số bài gửi : 1
    Join date : 09/01/2010
    Age : 51
    Đến từ : Nghe An

    Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000) Empty Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)

    Bài gửi  vanminhvm Sat Jan 09, 2010 10:11 pm

    Bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)
    ? Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh nào.
    Đầu 1945, CTTG2 bước vào giai đoạn kết thúc, đặt ra nhiều vấn đề cấp bách => hội nghị quốc tế tại Ianta từ 4-11/2/45.
    ? Những quyết định của HN
    +Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít, Liên xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
    +Thành lập Liên Hợp Quốc
    +Thoả thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, Á.
    ?Hệ quả của những quyết định
    Những quyết định trên cùng những thoả thuẫn sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự hai cực Ianta.
    ? Hoàn cảnh thành lập LHQ
    -24/10/1945, Liên Hợp Quốc chính thức thành lập.
    ? Mục đích của LHQ
    duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
    ? Nguyên tắc hoạt động
    +Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
    +Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
    +Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
    +Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
    +Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn.
    -Những quyết định trên cùng với những thoả thuận sau đó (
    -Tổ chức chính: ĐHĐ, HĐBA, HĐ KT-XH, HĐ quản thác, toàn án, ban thư kí.
    +Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm họp 1 kì để thảo luận các vấn đề thuộc phạm vi hiến chương qui định.
    +HĐBA: giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Mọi QĐ của HĐBA phải đạt được 9/15 phiếu trong đó có sự nhất trí của 5 nước uỷ viên thường trực là Liên xô (Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị.
    Việt Nam là thành viên 149/192 và được bầu làm uỷ viên không thường trực HĐBA nhiệm kì 2008/09 ngày 16/10/2007.
    +Ban thư kí: Cơ quan hành chính - tổ chức của LHQ, đứng đầu là Tổng thư kí có nhiệm kì 5 năm.
    +Ngoài ra, còn có nhièu tổ chức chuyên môn khác. trụ sở đặt tại Niu OÓc (Mĩ).
    ?Vai trò của LHQ(dựa vào mục đích). hãy lấy ví dụ thể hiện vai trò đó.
    ( hạn chế, không giải quyết được cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông; không ngăn ngừa được việc Mĩ tấn công Irac năm 2003)

    - Bằng các sự kiện lịch sử, hãy trình bày sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập sau CTTG2?
    -Sau CTTG2, xu hướng hình thành hai phe TBCN và XHCN - đối lập gay gắt.
    +Sự hình thành hai nước CHLB Đức và CHDC Đức: theo HN Pôtxdam, Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hoà bình, dân chủ;...nhưng Mĩ, Anh và Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu chiếm đóng của mình để thành lập nước CHLB Đức (9/49). Các lực lượng dân chủ ở Đông Đức được Liên Xô giúp đỡ đã thành lập nước CHDC Đức (10/49).
    -Từ 1945/47, các nước Đông Âu tiến hành nhiều cải cách. Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập. CNXH trở thành hệ thống thế giới.
    -Mĩ đề ra "kế hoạch phục hưng châu âu" dẫn tới kinh tế các nước Tây Âu phục hồi.
    =>Châu Âu xuất hiện sự đối lập về CT - KT giữa Tây âu và Đông Âu.
    Bài 2. Liên xô và các nước Đông Âu (1945-1949). Liên bang Nga (1991-2000)
    ? Vì sao nhân dân Liên xô phải khôi phục kinh tế? Những thành tựu cơ bản và ý nghĩa.
    -Liên xô là nước chịu tổn thất năng nề nhất trong CTTG2: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32000 xí nghiệp bị tàn phá.
    -Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1946/50) vượt thời gian và chỉ tiêu.
    -KHKT: 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
    GV yêu cầu hs hoàn thành bảng thành tựu của liên xô từ 1950/70 (Lĩnh vực, thành tựu)
    lĩnh vực thành tựu
    công nghiệp chiếm 20% tổng slg CN toàn thế giới đứng thứ hai thế giới, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân.
    nông nghiệp Sản lượng nông phẩm trong những năm 70 tăng Tbình 16%.
    KH-KT 1957, là nước đầu tiên phong thành công vệ tinh nhân tạo; 1961, phóng tàu vũ trụ đưa Gagarin bay vòng quanh trái đất.
    xã hội Cơ cấu XH biến đổi, trong đó công nhân chiếm hơn 55%, học vấn người dân được nâng cao
    Đối ngoại thực hiện chính sách bảo vệ hoà bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước XHCN
    ? Sự thành lập, mục tiêu và vai trò của các tổ chức SEV và VASAVA.
    -Ngày 8/1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập.
    -Mục tiêu: tăng cường sự hợp tác giữa các nước XHCN, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật, thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các thành viên.
    -Ngày 14/5/1955, VASAVA thành lập.
    -Mục tiêu: liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước XHCN ở châu Âu.
    -Vai trò: giữ dìn hoà bình, an ninh ở châu Âu và thế giới.
    1. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
    ? Bối cảnh dẫn đến khủng hoảng...
    -Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ tác động đến các nước trên thế giới trong đó có Liên xô. Liên Xô chậm đề ra những biện pháp để thích ứng dẫn đến nền kinh tế bộc lộ những dấu hiệu suy thoái (đầu những năm 80).
    ? Biểu hiện sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên xô
    -Tình hình chính trị phức tạp, xuất hiện tư tưởng và một số nhóm đối lập chống lại ĐCS và Nhà nước Xô Viết.
    -3/1985, Goocbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên xô, tiến hành công cuộc cải tổ với nội dung "cải cách kinh tế triệt để", tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.
    -Sai lầm: về kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường quá vội vã, thiếu sự điều tiết của nhà nước; về chính trị thực hiện đa nguyên chính trị .
    -Hậu quả: ĐCS Liên xô bị đình chỉ hoạt động, Cộng đồng các quốc gia độc lập(SNG) ra đời; 25/12/1991 chế độ XHCN ở Liên xô chấm dứt sau 74 năm tồn tại.
    GV chốt lại về sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên xô.
    -Về sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Đông âu GV giảng lướt qua, nhấn mạnh CHDC Đức.
    -Lý do: Tác động của khủng hoảng dầu mỏ, nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trễ, lòng tin của nhân dân vào ĐCS giảm sút... dẫn tới các nước XHCN Đông âu khủng khoảng gay gắt.
    -Biểu hiện: Ban lãnh đạo từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng, chấp nhận chế độ da nguyên, đa đảng, tiến hành bàu cử.
    -Hậu quả: chấm dứt chế độ CNXH; nước Đức thống nhất với sự sát nhập CHDC Đức vào CHLB Đức (3/10/90).
    GV phân tích ngắn gọn 4 nguyên nhân - hs tự ghi
    +Do đường lối lãnh đạo mạng tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Thiếu dân chủ và công bằng.
    +Không bắt kịp bước phát triển của KHKT tiên tiến
    +Khi cải tổ phạm nhiều sai lầm
    +Sự phá hoại của các thế lực thù địch
    ? Những nét chính về tình hình Liên bang Nga trong những năm 1991 - 2000.
    -Liên xô sụp đổ, Nga được kế thừa vị trí pháp lí tại HĐBA và tại các cơ quan ngoại giao của Liên xô ở nước ngoài.
    -Kinh tế: 1997, tốc độ tăng trưởng là 0,5%; năm 2000, lên đến 9%.
    -Chính trị: chế độ Tổng thống, tranh chấp giữa các đảng phái, xung đột sắc tộc, phong trào li khai ở Trecxnia.
    -Đối ngoại, chính sách “định hướng Đại Tây Dương” ngả về phương Tây (1992/93). Từ 1994 chuyển sang “định hướng Âu – Á” khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.
    Từ 2000, V.Putin lên làm Tổng thống, Nga có nhièu chuyển biến khả quan: kinh tế phục hồi và phát triển, chính trị xã hội tương đối ổn định...
    Bài 3. Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
    ? Cuộc nội chiến diễn ra như thế nào (cũng chính là Nước CHDCND trung Hoa ra đời như thế nào)
    +Nguyên nhân: được Mĩ giúp, 20/7/46, Tưởng Giới Thạch chính thức phát động cuộc nội chiến.
    +Diễn biến: chia 2 giai đoạn:
    *Từ 7/1946 – 6/1947, quân giải phóng thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực.
    *Từ 6/1947 – 10/1949, chuyển sang phản công, 23/4/1949 Nam kinh giải phóng, 1/10/1949 nước CHND Trung Hoa ra đời.
    ? Ý nghĩa của cuộc cách mạng này (cũng chính là ý nghĩa sự ra đời của nước CHDCND Trung Hoa)
    +Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xoá bỏ tàn dư P.kiến, đưa Trung hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH.
    +Tăng cường lực lượng của CNXH trên phạm vi thế giới, làm cho CNXH nối liền từ Âu sang Á, ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
    ? Những thành tựu 10 năm xây dựng chế độ mới
    -Nhiệm vụ: đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển KT-XH, VH-GD.
    -Từ 1950/52 khôi phục kinh tế, tiến hành những cải cách: Rđất, hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo công thương tư bản tư doanh, CNH XHCN, phát triển VH-GD,..
    -Từ 1953/57, thực hiện kế hoạch 5 năm lần 1: sản lượng CN tăng 140% , nông nghiệp tăng 25% (so với 1952), các ngành công nghiệp năng phát triển như: chế tạo cơ khí, luyện kim, điện lực, khai thác than,…
    -Đối ngoại: thi hành chính sách ngoại giao tích cực nhằm củng cố hoà bình, thúc đẩy sự phát triển phong trào cách mạng thế giới. Địa vị quốc tế TQ được nâng cao.
    kí với Liên xô “Hiệp ước hữu nghị, đồng minh và tương trợ Trung – Xô” (2/1950); giúp Triều Tiên chống Mĩ (1950/53), lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (18/1/1950), tham gia Hội nghị các nước Á – Phi ở Băng đung (1955).

    ? Những sự kiện nào nói lên sự mất ổn định ở Trung Quốc thời kì này
    +đường lối ba ngọn cờ hồng =>nạn đói diễn ra trầm trọng.
    +Cuộc đại cách mạng văn hoá vô sản và chiến dịch chống bè lũ 4 tên =>Nội bộ lãnh đạo bất đồng về đường lối, tranh giành quyền lực.
    +Ủng hộ Việt Nam chống Mĩ; tranh chấp biên giới với Ấn Độ (1962), Liên Xô (1969).

    ? Nội dung cơ bản của đường lối cải cách và những thành tựu chính của Trung Quốc từ sau 1978
    -Tại Đại hội XIII (10/87), xác định: Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm; kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản (con đường XHCN, chuyên chính DCND, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản TQ, chủ nghĩa Mac-lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông); tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hoá và xây dựng CNXH mang đặc sắc TQ, với mục tiêu biến TQ thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
    - Thành tựu về kinh tế - xã hội
    +Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, GDP (tổng sản phẩm trong nước) tăng tb hàng năm 8%, đạt giá trị 7.974 tỉ nhân dân tệ, đứng thứ 7 thế giới. Năm 2000 đạt gần 9.000 tỉ nhân dân tệ.
    +Cơ cấu tổng thu nhập trong nước theo khu vực có sự thay đổi lớn, từ chỗ lấy nông nghiệp làm chủ yếu, thì đến năm 2000 thu nhập nông nghiệp chỉ chiếm 16%, công nghiệp và xây dựng tăng lên tới 51%, dịch vụ 33%
    +Từ 1978/97, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng từ 133 lên 2.090 nhân dân tệ, thành thị từ 343 lên 5.160 nhân dân tệ.
    - Thành tựu về KHKT, VH-GD:
    +Năm 1964, thử thành công bom nguyên tử
    +Từ 11/99 – 3/2003, đã phóng 4 con tàu “Thần Châu” và 15/10/2003, tàu Thần Châu 5 cùng nhà du hành Dương Lợi Vĩ đã bay vào không gian vũ trụ (đứng thứ 3 thế giới sau Nga, Mĩ)
    - Trong lĩnh vực đối ngoại: có nhiều thay đổi: 1979, thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ. Từ những năm 80 bình thường hoá quan hệ với Liên xô, Mông cổ, Indonexia,… mở rộng hợp tác với nhiều nước trên thế giới. 11/1991, bình thường hoá quan hệ với Việt nam (11/91),
    Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7/97) và Macao (12/99).
    ? Nước CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc đã ra đời như thế nào. (chính là tình hình bán đảo Triều Tiên từ 1949/53)
    -Sau CTTG2, Triều Tiên bị chia thành hai miền, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới tạm thời. Theo HN Ianta, Liên xô đóng quân ở miền Bắc, Mĩ ở miền Nam. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, việc thành lập chính phủ chung không được thực hiện. Phía Nam, thành lập Nhà nước Hàn Quốc, Bắc – Nhà nước CHDCND Triều Tiên thành lập.
    -Đến giữa 1949, Liên xô, Mĩ đã rút hết quân khỏi Triều Tiên. 25/6/50, chiến tranh giữa 2 miền bùng nổ và kéo dài hơn 3 năm (1950/53).
    -27/7/53, Hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự, 2 miền bước vào thời kì hoà bình và xây dựng.
    -Về công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc
    CHDCND Triều Tiên, thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn và thu được nhiều thành tựu to lớn: hoàn thành điện khí hoá trong cả nước, nền công nghiệp nặng đã đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước,… thủ đô Bình Nhưỡng. Văn hoá, giáo dục có bước tiến đáng kể
    -Về đặc điểm sự phát triển kinh tế: mang tính kế hoạch hoá tập trung cao độ => bộc lộ những hạn chế trong nền kinh tế của quốc gia này.
    -Khó khăn: Khan hiếm lương thực
    -Về Hàn Quốc
    ? Bước vào xây dựng đất nước Hàn Quốc gặp những khó khăn gì
    -Chính trị không ổn định; nghèo nàn lạc hậu (1961, GDP bình quân theo đầu người chỉ đạt 82 USD).
    ? Những thành tựu về kinh tế, văn hoá, giáo dục
    -Từ thập kỉ 60 trở đi, Hàn Quốc trở thành một trong bốn “con rồng kinh tế” ở châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Xingapo):
    +Tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm đạt từ 7%-10% (1970/90)
    +Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tăng từ 2,3 tỉ USD (1962) lên 329,8 tỉ (1992).
    +Thu nhập bình quân theo đầu người từ 87 USD (1962) lên 9.438 USD (1999) gấp 7 lần Ấn Độ, 13 lần CHDCND Triều Tiên.
    +Cơ cấu kinh tế thay đổi: trong thời gian 1962/98, nông nghiệp từ chỗ chiếm 36,6% GNP, chỉ còn 5%; công nghiệp tăng từ 14,4% lên 45%; dịch vụ từ 24,1% lên 50%.
    +Hệ thóng đường cao tốc ngày càng phát triển, mạng lưới tàu điện ngầm ở thủ đô dứng thứ 6 thế giới; có 31,7 triệu máy điện thoại/47,4 triệu dân (1998), sớm tham gia câu lạc bộ các nước công nghiệp phát triển.
    +Giáo dục được coi là chìa khoá của sự thành công. Thực hiện chế độ học tập bắt buộc trong 6 năm, từ 6 – 12 tuổi.
    ? Từ sự phát triển của Hàn Quốc em hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    -GV cho học sinh biết 6 bài học phát triển của Hàn Quốc:
    +Thực hiện chiến lược phát triển hướng ngoại.
    +Biến cấu trúc công nghiệp, từ nền công nghiệp sơ khai sang công nghiệp nhẹ chế biến và biến đổi từ công nghiệp nhẹ chế biến sang công nghiệp nặng và công nghiệp hoá học
    +Tập trung phát triển những trung tâm lớn nằm trong các vùng quan trọng trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế.
    +Huy động vốn đầu tư nước ngoài.
    +Ổn định giá cả để tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế.
    +Ổn định xã họi và chính trị để tăng trưởng kinh tế.
    Quan hệ giữa hai miền Nam - Bắc bán đảo Triều Tiên.
    -Những tập kỉ 50-60 đối đầu.
    -Từ những năm 70 trở đi, có sự thay đổi, chuyển dần sang đối thoại.
    -1990, lãnh đạo cấp cao của 2 bên nhất trí “xoá bỏ tình trạng đối lập về chính trị và quân sự giữa 2 miền Nam - Bắc, tiến hành giao lưu, hợp tác nhiều mặt”
    -13/6/2000, Tổng thống Kim Tê Chung (Hàn Quốc) và chủ tịch Kim Châng In (Triều Tiên) đã gặp gỡ tại Bình Nhưỡng và kí hiệp định hoà hợp giữa 2 quốc gia.
    =>Dù còn lâu dài, khó khăn nhưng việc thống nhất đất nước vẫn là nguyện vọng chung của nhân dân 2 miền Nam - Bắc

    Bài 4. Các nước Đông Nam Á
    -Hoàn thành yêu cầu nội dung bảng sau:

    Tên nước thủ đô Ngày giành độc lập Ngày gia nhập ASEAN
    Việt Nam Hà Nội 2/9/45 28/7/95
    Campuchia Phnômpênh 9/11/53 30/4/99
    Lào Viêngchăn 12/10/45 23/7/97
    Singapo Xingapo 9/8/65 8/8/67
    Malaixia Culalampua 31/8/57 8/8/67
    Brunay Bandaxeri Bedaoan 1/1/84 7/1/84
    Mianma Iangun 4/1/48 23/7/97
    Thái Lan Bang coc Không mất độc lập 8/8/67
    Indonexia Giacacta 17/8/45 8/8/67
    Philipin Manila 4/7/46 8/8/67
    *Đong ti mo tách ra từ Indonexia ngày 20/5/2002. trong tương lai sẽ nhập ASEAN => ASEAN sẽ hoàn toàn ĐNA.
    ? Vì sao trong hoàn cảnh quốc tế thuận lợi như nhau, vào giữa tháng 8/1945, chỉ có 3 nước trong khu vực (Inđônêxia, Việt Nam, Lào) tuyên bố độc lập (yếu tố khách quan như nhau nhưng yếu tổ chủ quan : lực lượng cách mạng, giai cấp lãnh đạo, ý thức cách mạng quần chúng,… và việc xác định thời cơ đến kịp thời giành chính quyền của 3 nước trên đã làm được còn các nước khác thì chưa)
    -Về Indonexia hs cần nắm được các sự kiện (Gv yêu cầu hs hoàn thành nội dung bảng sau :
    Ngày.. Nội dung sự kiện Ý nghĩa
    17/8/45 TNĐL - Xucacno
    18/8/45 HP thông qua, Xucacno làm Tổng thống CH Indo
    11/45 Hà lan trở lại xâm lược
    5/49 Hà Lan – Indo kí Hiệp định đình chiến tại Giacacta
    15/8/50 CH Indo thống nhất thành lập (tách khỏi liên hiệp Hà Lan)
    1953/65 Xucacno thực hiện nhiều biện pháp củng cố nền độc lập
    *Về Lào
    -12/10/45, Lào tuyên bố độc lập.
    -Từ 3/46 - 7/54, K/c chống Pháp buộc Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào (HĐ Giơnevơ)
    -Từ 1954/75 K/c chống Mĩ
    +Do Đảng nhân dân Lào lãnh đạo
    +21/2/73, Hiệp định Viên Chăn về việc lập lại hoà bình, thực hiện hoà hợp dân tộc ở Lào được kí kết
    +2/12/75, nước CHDCND lào chính thức thành lập.
    *Về Campuchia
    -Từ 10/1945 - 7/1954, K/c chống Pháp buộc Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia (HĐ Giơnevơ)
    -Từ 1954/70, chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hoà bình, trung lập. Ngày 18/3/70, chính phủ Xihanuc bị lật đổ.
    -Từ 1970/75, cùng VN, Lào k/c chống Mĩ và giành thắng lợi 17/4/75.
    -Từ 1975 đến 1/79, Campuchia sống dưới hoạ diệt chủng của bọn Pôn Pốt. 7/1/79, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, nước CHND Campuchia được thành lập
    -Từ 1979, cuộc nội chiến kéo dài giữa Đảng nhân dân cách mạng với các phe đối lập.
    -Ngày 23/10/91, Hiệp định hoà bình về Campuchia được kí kết tại Pari.
    -9/1993, Quốc hội thông qua Hiến pháp, tuyên bố thành lập Vương quốc Campuchia do Xihanuc làm Quốc vương, Campuchia bước sang một hời kì phát triển mới.
    -Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN:
    + hs hoàn thành nội dung bảng sau (hoạt động nhóm: 1-CL hướng nội, 2-CL hướng ngoại, 3- các nước Đông Dương, 4-Các nước ĐNA khác
    Tiêu chí Hướng nội Hướng ngoại
    Thời gian Những năm 50-60 Từ thập kỉ 60,70 trở đi
    Mục tiêu Xoá nghèo, lạc hậu, xd nền kinh tế tự chủ Khắc phục những hạn chế của CL-KT hướng nội
    Nội dung Phát triển CN sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, thị trường trong nước làm chỗ dựa Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn và kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sx hàng hoá để xuất khẩu, phát triển ngoại thương
    Thành tựu Đáp ứng nhu cầu ND, phát triển 1 số ngành chế biến, chế tạo, giải quyết nạn thất nghiệp,.. Tỉ trọng CN trong nền kinh tế lớn hơn nông nghiệp, mẫu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh
    Hạn chế Thiếu vốn, ng liệu, công nghệ, chi phí cao, đời sống khó khăn,.. Phụ thuộc vào vốn, thị trường bên ngoài quá lớn, đầu tư bất hợp lí
    ? Trong quá trình phát triển kinh tế, vì sao các nước sáng lập ASEAN phải chuyển sang chiến lược CNH lấy xuất khẩu làm chủ đạo
    (Do những hạn chế của chiến lược hướng nội : thiếu vốn, nguyên liệu, công nghệ, chi phí cao dẫn đến làm ăn thua lỗ, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển, đời sống nhân dân khó khăn, chưa giải quyết được tăng trưởng với công bằng xã hội.)
    -Nhóm các nước Đông Dương
    +Lào là nước nông nghiệp: Từ 1986, thực hiện công cuộc đổi mới, GDP tăng 5,7% (năm 2000), sản xuất nông nghiệp tăng 4,5%, công nghiệp tăng 9,2%.
    +CPC, sản xuất công nghiệp tăng 7% (1995), nhưng vẫn là nước nông nghiệp.
    các nước khác ở Đông nam Á.
    -Brunây: thu nhập chủ yếu nhờ vào dầu mỏ và khí tự nhiên. LT-TP phải nhập tới 80%. Từ những năm 80, thi hành chính sách đa dạng hoá nền kinh tế,...
    -Mianma: từ cuối 1988, tiến hành cải cách kinh tế và "mở cửa" tốc độ tăng trưởng GDP là 7% (1995)
    -ASEAN
    +Hoàn cảnh: sự cần thiết có sự hợp tác của nhiều nước trong khu vực để phát triển; hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài, nhất là Mĩ sẽ thất bại ở Đông Dương; tác động của khối thị trường cung châu Âu.
    => 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Association of Southeast Asian Nation - ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước: Indonexia, Malaixia, Xingapo, ThaiLan và Philippin.
    +Mục tiêu: phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
    +Hiệp ước Bali (2/1976), xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực đối với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội.
    +Triển vọng: mở ra quan hệ hợp tác với các nước Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc (Tức ASEAN + 3).
    +Cơ cấu tổ chức:
    *Hội nghị thượng định: là những người đứng đầu chính phủ ASEAN họp 3 năm 1 lần để đề ra phương hướng và chính sách cho hoạt động của ASEAN và quyết định các vấn đề lớn.
    *Lãnh đạo ASEAN là Hội nghị ngoại trưởng hàng năm của các nước thành viên.
    *UB thường trực đảm nhiệm công việc giữa 2 kì hội nghị ngoại trưởng.
    +Đặc điểm các giai doạn phát triển:
    *Từ 1967/76: ASEAN còn là một tổ chức non kém, chưa có hoạt động nổi bật, sự hợp tác giữa các nước thành viên còn rời rạc.
    *Từ 1976/78: ASEAN nhấn mạnh sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên, hình thành cơ cấu chặt chẽ hơn và xúc tiến đối thoại với các nước phương Tây.
    *Từ 1979/89, do vấn đề Campuchia, quan hệ giữa ASEAN với 3 nước Đông Dương là đối đầu. Sau khi giải quyết vấn đề Campuchia cuối 1989 mới chuyển sang đối thoại.
    *Từ những năm 90 đến nay: (1984, Brunây gia nhập); 28/7/1995, Việt Nam; 9/1997 Lào và Miênma; đến 1999 Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN. Từ đây ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh té, xây dựng ĐNA thành khu vực hoà bình, ổn định cùng phát triển.
    *AFTA –Khu vực mậu dịch tự do
    *ARF –Diễn đàn khu vực
    *ASEM – Diễn đàn hợp tác Á – Âu
    ? Tại sao nói từ đầu những năm 90, một thời kì mới đã mở ra cho các nước Đông Nam Á
    -Trước những năm 90, quan hệ giữa các nước sáng lập ASEAN với 3 nước Đông Dương rất phức tạp (căng thẳng đối đầu)
    -Sau Chiến tranh lạnh và vấn đề Campuchia được giải quyết, ASEAN mở rộng thành viên từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN10
    -Trên cơ sở một tổ chức thống nhất, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế và xây dựng một khu vực ĐNA hoà bình, ổn định, cùng phát triển. để thực hiện mục tiêu đó ASEAN quyết định (thực hiện chính sách “ngoại giao phòng ngừa”) thành lập: AFTA –Khu vực mậu dịch tự do; ARF –Diễn đàn khu vực; ASEM – Diễn đàn hợp tác Á – Âu.
    ? Thời cơ thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN:
    *Thời cơ: tạo điều kiện cho Việt Nam hoà nhập vào các hoạt động của khu vực ĐNA; Tăng cường mối quan hệ hợp tác và hiểu biết lẫn nhau trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, KHKT giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Việt Nam có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất kĩ thuật so với các nước trong khu vực.
    *Thách thức: dễ bị hoà tan, nền kinh tế gặp khó khăn vì điều kiện kĩ thuật sản xuất còn kém hơn so với các nước. Do đó, trong quá trình hội nhập cần bình tĩnh, tự tin, không bỏ lỡ thời cơ cần ra sức học tập KHKT để toát khỏi sự nghèo nàn lạc hậu, từng bước tiến vào thời kì HĐH-CNH đất nước.

    Bài 5. Ấn Độ và khu vực Trung Đông
    ? Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh của nhân dân ấn sau 1945
    + dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức đấu tranh – dẫn chứng: năm 1946 có tới 848 cuộc bãi công; hình thức: bãi công, biểu tình, khởi nghĩa, nổi dậy.. – kết quả buộc TD Anh phải nhượng bộ - PA Maobattơn)
    + PA Maobatton ra đời thể hiện sự thất bại đầu tiên của TD Anh, đồng thời thấy được tính nham hiểm của CNTD – thực hiện chính sách chia để trị, tạo mâu thuẫn nội bộ dân tộc, tôn giáo (ấn bị chia 2 – 2 tôn giáo).
    =>Yêu cầu độc lập từ thấp lên cao : từ buộc Anh phải trao quyền tự trị đến buộc Anh phải công nhận nền độc lập (26/1/50, Ấn độ tuyên bố độc lập).
    ? Em hãy chọn lọc những sự kiện để minh chứng sự phát triển của Ấn độ.
    -“Cách mạng xanh” trong nông nghiệp => tự túc được lương thực và bắt đầu xuất khẩu (những năm 70).
    -Sản xuất công nghiệp đứng thứ 10 thế giới (80); tốc độ tăng trưởng GDP năm 1995 đạt 7,4%
    -Cuộc “cách mạng chất xám” bắt đầu từ những năm 90 => ấn là nước sx phần mềm lớn nhất thế giới.
    -Vệ tinh nhân tạo, đến năm 2002 Ấn độ có 7 vệ tinh đang hoạt động trong vũ trụ.
    -1974, thử thành công bom nguyên tử.
    -Đối ngoại: hoà bình trung lập tích cực, là một trong những nước sáng lập phong trào không liên kết; thiết lập quan hệ với Việt Nam 7/1/1972.
    ? Vì sao Trung Đông luôn là mực tiêu nhòm ngó, tranh giành của các đế quốc phương Tây. (S=4,7 triệu km2, DS=189 triệu người (năm 2000, chiếm 2/3 trữ lượng dầu mỏ toàn thế giới, là nơi tiếp giáp với 3 châu lục Á – Phi – Âu, có kênh đào Xuyê)
    ? Nguồn gốc của sự xung đột giữa hai dân tộc Do Thái và A Rập Palextin là gì (do sự tranh chấp của 2 đế quóc Anh – Mĩ)
    -trình bày nội dung của NQ 181của LHQ và sự ra đời của nhà nước Ixraen (sự đô hộ của Anh bị huỷ bỏ và lãnh thổ Palextin bị chia đôi) . Sau đó nói ngắn gọn 4 cuộc chiến tranh Trung Đông (chú thích tr50)
    - hoàn thành bảng niên biểu về tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc của ND Palextin từ 1947 đến nay:
    Ngày tháng năm Nội dung
    29/11/47 NQ 181 của LHQ về Palextin
    15/5/48 7 nước A Rập tấn công Ixraen
    28/5/64 tổ chức giải phóng Palextin(PLO) t. lập
    15/11/88 Nhà nước Palextin ra đời.
    26/8/93 Ixraen đàm phán với PLO trên nguyên tắc “đổi đất lấy hoà bình” sau đó kí Hiệp định Gada – Grêrico (9/93)
    28/9/95 Y. Araphat và I. Rabin kí hiệp định mở rộng quyền tự trị của người Palextin ở bờ Tây sông Gioocdan.
    3/2003 Nhóm “Bốn bên” đưa ra “lộ trình hoà bình” nhưng thực thi còn khó khăn
    -? Vì sao việc thực thi những thoả thuận đã đạt được giữa Ixraen và Palextin còn khó khăn, tiến trình hoà bình còn tiến triển chậm (do 2 bên chưa đạt được thoả thuận nhiều vấn đề cơ bản, do các phần tử cực đoan của 2 bên phá hoại..)


    Bài 6. Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
    -Châu Phi: S = 30,3 triệu km2, DS = 800 triệu (Năm 2000), giàu tài nguyên; chủ yếu là thuộc địa của Anh – Pháp.
    ? Những điều kiện quốc tế thuận lợi sau CTTG2 đối với ptgpdt ở C.Phi
    Sự thất bại của CNPX; sự suy yếu của TD Anh, Pháp; thắng lợi của ptgpdt ở C. Á (VN, TQ)
    ? Tại sao thắng lợi của ND Việt Nam lại cổ vũ, thúc đẩy…ở C.Phi
    Chiến thắng Điện Biên Phủ của VN là thắng kẻ thù nào;
    - trình bày về sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi
    + Trước hết là Bắc phi, mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai cập (1952) lật đổ vương triều Pharuc lập ra nước Cộng hoà Ai cập (6/1953), sau đó nhiều nước giành được độc lập như Libi (1952), Angieri (1962), Tuynidi, Maroc và Xu dang (1956), Gana (1957), Ghine (1958), đặc biệt năm 1960 có 17 nước giành được độc lập_năm Châu Phi.
    +Năm 1975, với thắng lợi của Modambich và Ang gola đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ cùng với hệ thống thuộc địa của chúng cơ bản bị tan rã.
    +Sau 1975, các nước còn lại hoàn thành cuộc đấu tranh lật đổ chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền con người như: Dimbabue (1980), Namibia (1990); tại Nam Phi đã chính thức xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) năm 1993.
    ? Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc (Vì chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là một hình thái chủ nghĩa thực dân – hình thái áp bức kiểu thực dân)
    ? Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi
    +Tổ chức thống nhất châu phi (OAU) thành lập 5/1963 giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hành động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu phi.
    +Phần lớn do GCTS lãnh đạo cuộc đấu tranh vì GCVS chưa trưởng thành, chưa có chính Đảng lãnh đạo độc lập. (Trừ Bắc phi, Nam phi do ĐCS lãnh đạo nhưng kết quả lại rơi vào tay GCTS).
    +Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh chính trị và thương lượng.
    +Mức độ độc lập và sự phát triển không đồng đều (Châu phi xích đạo phát triển chậm trong khi vùng Bắc phi phát triển nhanh)

    Mĩ la tinh gồm 33 nước, diện tích 20,5 triệu km2, dân số 517 triệu người. Sau CTTG2, Mĩ tìm cách biến Mĩ latinh thành "sân sau" của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ -điển hình là Cuba
    ? Vậy Cách mạng Cuba diễn ra như thế nào
    + 3/1952, được Mĩ giúp, Batixta thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba, nhân dân Cuba tiến hành đấu tranh chống chế độ độc tài, mở đầu bằng cuộc tấn công vào trại lính Môncada do Phiden Catxtoro lãnh đạo (26/7/53). Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hoà Cuba ra đời.
    ? Tại sao nói Cuba xứng đáng là lá cờ đầu của ptgpdt MLT
    +Từ 1953/59, dưới sự lãnh đạo của Phidel Caxtoro nhân dân Cuba đã lật đổ chế độ độc tài tay sai của Mĩ giành độc lập dân tộc bằng khởi nghĩa vũ trang (1/1/1959) mở đầu cho thời kì đấu tranh vũ trang ở Mĩlatinh.
    +Sau khi giành độc lập, Cuba tiếp tục kiên quyết chống các hành động can thiệp, lật đổ của Mĩ,…Từ 1961, Cuba bước vào thời kì xây dựng CNXH giành được nhiều thành tựu.
    +Từ những năm 80 đến nay, mặc dù tình hình thế giới có nhiều biến động (sự khủng hoảng rồi sụp đổ của CNXH ở Liên Xô, Đông Âu) nhưng Cuba vẫn vững bước trên con đường xây dựng CNXH, tích cực ủng hộ hoà bình thế giới, các lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới.
    ? Em có nhận xét gì về ptgpdt ở MLT
    +Đến năm 1983, vùng Caribe đã có 13 quốc gia độc lập.
    +Cùng với nhiều hình thức đấu tranh: bãi công, nổi dậy, đấu tranh nghị trường, cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ biến Mĩ latinh thành "lục địa bùng cháy". Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở : Venexuela, Goatemala, Colombia, Peru, Nicaragoa, Chile,... nhiều nước giành thắng lợi thiết lập chính phủ dân tộc dân chủ.
    -Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
    -Từ những năm 50-70, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế quốc dân bình quân của các nước MLT là 5,5%, GDP tăng lên 599,3 tỉ USD (1979); một số nước đã trở thành NICs; Cuba tiến hành CMXHCN (1961) đạt được những thành tựu lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế
    -Đến thập kỉ 80, các nước MLT gặp nhiều khó khăn: kinh tế suy thoái, lạm phát tăng, khủng hoảng trầm trọng, nợ nước ngoài chống chất, dẫn đến nhiều biến động về chính trị.
    -Bước sang thập kỉ 90, nền kinh tế Mĩ latinh có chuyển biến tích cực: Lạm phát hạ xuống còn dưới 30%. Đầu tư nước ngoài vào MLT đạt khối lượng lớn trên 70 tỉ USD (1994).
    -Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR) được hình thành theo toả thuận của Asuncion 3/1991 bởi lãnh đạo các quốc gia Achentina, Braxin, Paragoay và Urugoay với tổng S=12 triệu Km2 với 250 triệu dân.

    Bài 7. Nước Mĩ
    *Nước Mĩ từ 1945/73
    Những con số nào chứng tỏ kinh tế Mĩ (1945/73) phát triển nhảy vọt?
    +Sản lượng CN chiếm tới 56,5% sản lượng CN toàn thế giới (1948)
    +Sản lượng NN Mĩ = 2(A+P+CHLBD+Italia+NB) năm 1949
    +GTVT: chiếm hơn 50% tàu bè đi lại trên mặt biển
    +Tài chính: chiếm ¾ dự trữ vàng của thế giới
    +Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
    =>Như vậy: khoảng 20 năm sau CT, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
    -Gv: Tuy vậy, từ 1945/73, kinh tế Mĩ ít nhất 7 lần khủng hoảng hoặc suy thoái.
    Những nhân tố chủ yếu thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển là gì?(Cũng chính là Tại sao trong khoảng 20 năm sau CTTG2, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới). Bài học rút ra cho Việt Nam trên con đường đổi mới là gì?
    +Đất rộng, tài nguyên PP, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động.
    +Tổn thất ít trong CTTG2, thu lợi lớn từ buôn bán vũ khí (114 tỉ)
    +Là nước khởi đầu CMKHKT hiện đại của thế giới và áp dụng thành công các thành tựu của nó.
    +Trình độ tập trung sản xuất và tư bản rất cao.
    +Sự điều tiết hiệu quả của Nhà nước đóng vai trò quan trọng.
    -Bài học:
    Trên lĩnh vực KHKT Mĩ đã đạt những thành tựu nào?
    +Thành tựu: đi đầu trong các lĩnh vực chế tạo công cụ sx mới, năng lượng mới, vật liệu mới; sản xuất vũ khí; chinh phục vũ trụ; đi đầu cuộc CMX trong nông nghiệp.
    +Nguyên nhân: Nhiều nhà khoa học nổi tiếng nhiều nước di cư sang Mĩ trong thời gian trong và sau CTTG2; Đầu tư cho giáo dục và nghiên cứu khoa học lớn
    Chính sách đối nội của Mĩ từ 1945/73 như thế nào?
    +Trải qua 5 đời Tổng thống (từ Truman=> Ních Xơn) đều đưa ra CT cải cách, tuy khác nhau nhưng cùng mục đích: tập trung duy trì bảo vệ và phát triển chế độ tư bản và chống cộng sản (chủ nghĩa Mac Cacti), chống phong trào công nhân.
    +Mức sống của người dân được nâng lên, nhưng nước Mĩ vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội: thất nghiệp, phân hoá giàu nghèo, bê bối chính trị, phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ, dân sinh diễn ra mạnh mẽ.
    Chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945/73 như thế nào? Dựa vào đâu để Mĩ đề ra chiến lược đó?
    +Dựa vào tiềm lực KT_QS
    +Dù dưới tên học thuyết khác nhau nhưng các Tổng thống Mĩ đều thực hiện “Chiến lược toàn cầu” với 3 mục tiêu sau:
    1-Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn CNXH trên thế giới.
    2-Đàn áp ptgpdt, PTCN và CS quốc tế, …
    3-Khống chế, chi phối các nước TB đồng minh của Mĩ
    Biện pháp: Dựa vào sức mạnh KT-QS, khởi xướng CTL, gây bạo loạn, lật đổ (trực tiếp hoặc gián tiếp) ở nhiều nơi (VN, T. Đông)..
    Năm 1972, R. Ních Xơn sang thăm TQ, LX nhằm thực hiện chính sách hoà hoãn với 2 nước lớn để chống phong trào gpdt (gây khó khăn cho VN chống CL VNHCT_1969/73
    *Nước Mĩ từ 1973/91
    Tình hình Kinh tế - KHKT của Mĩ như thế nào
    -Từ 1973/82, do tác động của khủng hoảng năng lượng, kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng, suy thoái. Sau đó phục hồi và phát triển trở lại, nhưng tỉ trọng kinh tế giảm sút nhiều:
    +Từ chủ nợ lớn nhất thế giới đã trở thành con nợ lớn nhất trong những năm 80.
    +Cuối 80, chỉ còn chiếm 23% tổng sản phẩm kinh tế toàn thế giới
    -Kinh tế, KHKT ngày càng bị cạnh tranh bởi Nhật và Tây Âu.
    Tình hình Chính trị - xã hội như thế nào:
    -Đối nội: + Từ 1974/91, nước Mĩ trải qua 4 đời Tổng thống, từ G.Pho đến G. Buso (cha) và đạt được một số kết quả nhất định
    +Hạn chế: tệ nạn xã hội, bạo lực, bê bối chính trị, tham nhũng..
    -Đối ngoại:
    +Tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu và theo đuổi “chiến tranh lạnh”. Tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp vào công việc quốc tế ở hầu hết các địa bàn chiến lược trên thế giới.
    +Từ giữa những năm 80, điều chỉnh chính sách đối ngoại theo xu hướng đối thoại, hoà hoãn với Liên Xô.
    +12/89, cùng Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
    +Thắng lợi: góp phần làm sụp đổ hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, chiến tranh Irác (1990/91).
    *Nước Mĩ từ 1991 – 2000
    Tình hình Kinh tế, KHKT và Văn hoá của Mĩ
    -Kinh tế: +Lâm vào suy thoái những năm đầu của thập niên 90
    +Từ 1/93 – 1/2001, dưới sự cầm quyền của B. Clinton, kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển trở lại
    +Thành tựu: Vẫn giữ vị trí hàng đầu thế giới: tạo ra 25% giá trị tổng sản phẩm của toàn thế giới, đóng vai trò chi phối trong hầu hết các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế.
    -KHKT: đội ngũ chuyên gia đông nhất thế giới, chiếm 1/3 sản lượng bản quyền phát minh sáng chế toàn thế giới.
    -Văn hoá: tính đa dạng là nét nổi trội. đạt nhiều thành tựu về điện ảnh, văn học, thể thao, âm nhạc,..
    Tình hình Chính trị - xã hội:
    -Đối nội: cố gắng ứng dụng 3 giá trị để vượt qua những thử thách:
    +Cơ hội : them việc làm, tăng cường đầu tư cho con người,..
    +Trách nhiệm: nâng cao trách nhiệm cá nhân, CP và toàn XH
    +Cộng đồng: đoàn kết gia đình, láng giềng, dân tộc
    -Đối ngoại: ? Những mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mĩ dưới thời Tổng thống B. Clintơn là gì
    +Từ thập niên 90, triển khai chiến lược “cam kết và mở rộng” với 3 trụ cột chính: Bảo đảm an ninh với lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu; tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và đủ sức mạnh của nền kinh tế Mĩ; sử dụng khẩu hiệu dân chủ ở nước ngoài để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
    +Biểu hiện; vẫn lãnh đạo, chi phối NATO, bảo trợ cho lộ trình hoà bình ở Trung Đông, kí hiệp định hoà bình Pari về Campuchia (91), duy trì căn cứ quân sự ở Nhật, Hàn quốc, bình thường hoá quan hệ với Việt Nam ( 2/94 bỏ cấm vận, 7/95 bình thường hoá, 11/2000 Clinton đến Hà Nội (1)), duy trì các căn cứ quân sự ở Nhật Bản, Hàn quốc…
    +Tham vọng: thiết lập một trật tự “đơn cực” với Mĩ là siêu cường quốc duy nhất, lãnh đạo và chi phối.
    +Thách thức: Mĩ không còn độc quyền về những mặt như trước; sự cạnh tranh của nhiều nước : TQ, Nga, EU, Nhật bản…; chủ nghĩa khủng bố quốc tế nhằm vào Mĩ…

    Bài 8. Tây Âu
    Tây Âu từ 1945 đến 1950 (KT-CT-XH- Đối ngoai_Xem bảng cuối bài)
    ? Vì sao sau CTTG2, các nước Tây âu lệ thuộc vào Mĩ
    -CTTG2, để lại hậu nhiều quả nặng nề, phải nhận viện trợ của Mĩ (vì suy yếu và lo ngại ảnh hưởng của liên xô..). Đến 1950, kinh tế phục hồi.
    -Chính trị: củng cố chính quyền tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội; gia nhập NATO; tìm cách trở lại cai trị các thuộc địa cũ của mình. Sự tồn tại 2 nhà nước Đức làm cho nước Đức trở thành một tâm điểm đối đầu ở C. Âu giữa 2 cực Xô – Mĩ.
    =>1945/50, với sự viện trợ của Mĩ, các nước TB Tây âu đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành LL đối trọng với khối Đông âu vừa mới hình thành.
    Tây Âu từ 1950 đến 1973 (yêu cầu như trên)
    -Kinh tế - KHKT:
    +đều có sự phát triển nhanh và diễn ra quá trình liên kết khu vực với sự hình thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (1957) sau trở thành Cộng đồng châu Âu. Tây âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
    +Nguyên nhân: áp dụng những thành tựu của CMKHKT; Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế; Các nước Tây âu đã tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như nguồn viện trợ của Mĩ, tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của EC
    -Chính trị: tiếp tục phát triển nền dân chủ tư sản; có nhiều biến động: Pháp đã thay đổi 25 lần nội các (1946/48); CHLB Đức, ĐCS ra hoạt động công khai.
    -Đối ngoại: có thay đổi: nhiều nước vừa tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ vừa cố gắng mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại: Nếu CHLBĐ gia nhập NATO trở thành tâm điểm quan trọng của Mĩ trong cuộc đối đầu với Liên Xô, Italia trở thành căn cứ quân sự của Mĩ thì Pháp – CP Đogon lại phản đối Mĩ gây CT ở Vnam, phát triển quan hệ với Lxô, rút khỏi NATO (66), trục xuất trụ sở NATO cùng tất cả các căn cứ quân sự Mĩ ra khỏi lãnh thổ Pháp. Trong giai đoạn này, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì "phi thực dân hoá" trên phạm vi thế giới.
    Tây Âu từ năm 1973 đến 1991
    -Kinh tế: suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định; luôn vấp phải sự cạnh tranh của Mĩ, Nhật, các nước NICs.
    -CT-XH: phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn; các tệ nạn XH thường xuyên xảy ra, các vấn đề sắc tộc tôn giáo nảy sinh nhiều phức tạp
    -Đối ngoại: Các nước tham gia Định ước henxinki về an ninh hợp tác châu âu (1975); nước Đức tái thống nhất (3/10/1990)
    Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2000.
    -kinh tế: Từ 1994 trở đi, kinh tế đã có sự phục hồi và phát triển. Tây âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Biểu hiện, đến giữa thập kỉ 90, chỉ riêng 15 nước EU đã có 375 triệu người, GDP hơn 7000 tỉ USD, chiếm khoảng 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới.
    -Chính trị - đối ngoại: Đối nội tương đối ổn định. Đối ngoại có sự diều chỉnh quan trọng: nếu anh liên minh với Mĩ thì Pháp và Đức lại là đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quan trọng quốc tế; mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển ở Á, phi, Mĩ latinh, các nước thuộc Đông âu và SNG.
    =>Hãy nhận xét về sự phát triển của Tây âu trên từng lĩnh vực
    *Liên minh Châu Âu (EU):
    -ra đời 1/7/1967 trên cơ sở hợp nhất 3 tổ chức: Cộng đồng than - thép châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và cộng đồng kinh tế châu Âu. đến 1/1/1993 được gọi là Liên minh châu âu (EU) với 15 nước. Năm 2007, EU có 27 nước thành viên.
    -Mục đích: không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung
    -Tổ chức: có 5 cơ quan chính: HĐ châu âu, HĐ Bộ trưởng, Uỷ ban châu âu, toàn án châu âu, nghị viện châu âu và một số uỷ ban chuyên môn khác
    -3/1995, 7 nước EU huỷ bỏ sự kiểm soát đối với việc di lại của công dân các nước nay qua lại biên giới của nhau.
    -1/1/1999, đồng tiền EURO đã được phát hành và chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU (1/2/2002)
    -Như vậy, đến cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh chiếm ¼ GDP của toàn thế giới.
    -quan hệ Việt Nam – EU được chính thức thiết lập 10/1990
    Bài 9. Nhật Bản
    Nhật bản từ năm 1945 đến 1952:
    +CTTG2, để lại hậu quả năng nề; bị quân đội Mĩ chiếm đóng.
    +Chính trị: Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật. Hiến pháp 1947 qui định Nhật là nước quân chủ lập hiến nhưng thực chất là chế độ dân chủ đại nghị tư sản dựa trên 3 nguyên tắc: chủ quyền toàn dân, vai trò tượng trưng của Thiên hoàng và hoà bình, tôn trọng những quyền cơ bản của con người.
    +Kinh tế: SCAP đã thực hiện ba cuộc cải cách: thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, trước hết giải tán các "Daibatxư"; cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sử dụng không quá 3ha ruộng, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân; dân chủ hoá lao động.
    +Đối ngoại: Kí Hiệp ước hoà bình Xan Phranxico và Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1951).
    +Tiến hành cải cách giáo dục, nội dung thay đổi căn bản: phủ nhận vai trò của Thiên hoàng, khuyến khích phát triển văn hoá và truyền bá tư tưởng hoà bình, thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc là 9 năm
    Nhật bản từ năm 1952 đến năm 1973
    +Từ 1952/60, kinh tế Nhật có bước phát triển nhanh từ 1960/73 là giai đoạn phát triển "thần kì": tốc độ tăng trường bình quân hàng năm từ 1960/69 là 10,8%, từ 1970/73 đạt quân bình 7,8%, vươn lên đứng thứ 2 thế giới tư bản.
    =>Như vậy, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
    +Coi trọng giáo dục và KH-KT, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. KH-KT và công nghệ Nhật chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng đạt nhiều thành tựu lớn: nhiều sản phẩm dân dụng, công trình nổi tiếng thế giới.
    Nguyên nhân: con người được coi là vốn quí nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu; vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước; các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao; biết áp dụng các thành tựu KH-KT hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế; tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển, như nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam để làm giàu,...
    +Khó khăn: Lãnh thổ không rộng, tài nguyên khoảng sản nghèo, nền công nghiệp Nhật hầu như phụ thuộc vào các nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài; cơ cấu vùng, ngành kinh tế của ngành mất cân đối. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây âu, các nước NICs, TQ; các mâu thuẫn cơ bản trong bản thân nền kinh tế TBCN.
    +Chính trị: từ 1955/93, Dảng dân chủ tự do liên tục cầm quyền, đưa ra các chính sách phát triển kinh tế - xã hội hợp lí. Phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ, dân sinh của nhân dân lên cao
    +Đối ngoại: liên minh chặt chẽ với Mĩ, bình thường hoá quan hệ với Liên xô, và là thành viên của Liên hợp quốc(1956).
    Nhật bản từ 1973 đến 1991
    +Kinh tế: Từ 1973 trở đi, kinh tế phát triển đan xen với suy thoái. từ những năm cuối 80, Nhật đã vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới với lượng dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ. Và cũng là chủ nợ lớn nhất thế giới.
    +Đối nội: Đảng DC Tự do tiếp tục cầm quyền, đưa Nhật vượt khó khăn để phat triển. Trong những năm 80, lực lượng phòng vệ của Nhật được tăng cường, trang bị hiện đại.
    +Đối ngoại: Nhật đưa ra chính sách đối ngoại riêng lấy sức mạnh kinh tế - tài chính làm cơ sở, vẫn coi trọng quan hệ Nhật – Mĩ, Nhật – Tây âu, thực hiện chính sách “trở về” châu á (học thuyết Phucuda_1977): cải thiện quan hệ với TQ, các nước ĐNA,..
    Nhật bản từ 1991 đến 2000
    +Kinh tế lâm vào suy thoái nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới: tỉ trọng của Nhật trong nền sản xuất của thế giới là 1/10. GDP của Nhật năm 2000 là 4.746 tỉ USD và bình quân trên đầu người là 37.408 USD.
    +KH-KT tiếp tục phát triển ở trình độ cao. Tính đến 1992, Nhật đã phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác có hiệu quả với Mĩ, Liên xô trong các chương trình vũ trụ quốc tế.
    +Văn hoá: giữ được truyền thống và bản sắc văn hoá của mình. Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại.
    +Chính trị: từ 1993 đến 2000, chính quyền thuộc về các đảng đối lập hoặc liên minh các đảng phái khác nhau, tình hình xã hội không ổn định.+Đối ngoại: khẳng định kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ - nhật, coi trọng quan hệ với Tây âu, ĐNA, mở rộng hoạt động đối ngoại với các nước đối tác khác đến phạm vi toàn cầu.
    => vị trí, ảnh hưởng của Nhật ngày càng lớn trên trường quốc tế cả về kinh tế lẫn chính trị.


    Bài 10. Quan hệ Quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
    ? Tương quan lực lượng và sự đối lập về mục tiêu giữa xô – mĩ biểu hiện như thế nào
    - Mĩ lo ảnh hưởng của Liên xô, Trung Quốc, CNXH trở thành hệ thống thế giới; nhưng Mĩ trở thành nước tư bản giàu nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử và tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.
    ? Sự kiện đánh dấu khởi đầu cho chính sách chống Liên xô (gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là thông điệp của Tổng thống Truman tại quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947.)
    + "Kế hoạch Mác san" (6/1947) của Mĩ => chi phối tây âu
    + NATO thành lập (4/4/49) do Mĩ đứng đầu =>chống LXô và Đ. Âu
    +SEV thành lập (1/49) hợp tác, giúp đỡ giữa LXô và Đ. âu
    +VÁC SAVA thành lập (5/55) do Liên xô đứng đầu
    =>đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới.
    - Khái niệm chiến tranh lạnh: là cuộc đối dầu căng thẳng giữa 2 phe TBCN và CNXH, nó diễn ra trên hàu hết các lĩnh vực: CT, KT, VH – TT, QS… ngoại trừ xung đột trực tiếp quân sự giữa Mĩ – Xô. Nhưng luôn đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng.
    -Cuộc phong toả Beclin (31/3/1948) và bức tường Beclin (12/8/1961)
    +Mĩ, Anh, Pháp không tuân theo những thoả thuận của Hội nghị Ianta và Potdam (1945) về giải pháp thống nhất nước Đức mà tự thiết lập ra quy chế cho việc hợp nhất 3 khu vực chiếm đóng của họ vào ngày (31/3/1948). Để phản đối, Liên Xô quyết định phong toả tất các mối quan hệ giữa các khu vực Tây Beclin với Tây Đức làm cho tình hình châu Âu căng thẳng kéo dài đến 12/5/1949.
    +Bức tường Beclin được xây dựng đêm 12/8/1961, do tình trạng di cư ồ ạt từ Đông Đức sang Tây Đức gây nhiều khó khăn, không ổn định về KT, CT, XH ở Đông Đức, quan hệ giữa 2 nhà nước Đức càng đối đầu quyết liệt.
    ?Tại sao nói cuộc CT chống Pháp ở Đông Dương chịu tác động của hai phe cả ở diễn biến và kết quả
    -Sau CTTG2, Pháp trở lại xâm lược Đông Dương. Cuộc chiến lan rộng trên toàn Đông Dương 12/1946.
    -Cuộc kháng chiến của nhân dân Đông dương có sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên xô. Từ sau 1950, Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh của thực dân Pháp ở Đông Dương.
    -Hiệp định Giơnevơ 21/7/1954 công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. Nhưng Việt Nam tạm bị chia cắt thành 2 miền.
    -Rõ ràng, Hiệp định Giơnevơ là thắng lợi của 3 nước Đông Dương nhưng nó cũng phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai phe ở cả diễn biến và kết quả.
    ? Tại sao nói Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) là sự đụng đầu đầu tiên giữa 2 phe không phân thắng bại
    -Sau CTTG2, Triều Tiên được công nhận là một quốc gia độc lập có chủ quyền, nhưng tạm thời để quân đội Liên xô chiếm đóng miền bắc, Mĩ chiếm đóng miền Nam, vĩ tuyến 38 là giới tuyến. Năm 1948, hai chính quyền riêng rẽ thành lập ở hai miền, quân đội Mĩ và Liên xô rút khỏi Triều Tiên, vĩ tuyến 38 trở thành ranh giới của hai nhà nước với 2 chế độ chính trị khác nhau.
    -Cuộc chiến giữa hai miền nam(Mĩ giúp) - bắc (Trung Quốc chi viên).
    Như vậy, Cuộc chiến tranh Triều Tiên là một "sản phẩm" của Chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe.
    ? Vì sao diễn ra cuộc khủng hoảng Caribê
    +Sau khi cách mạng Cuba thắng lợi, Mĩ vẫn không ngừng chống phá Cuba. Trước tình hình đó, hè 1962, Liên Xô – Cuba thoả thuận : Liên Xô xây dựng căn cứ tên lửa đạn đạo tầm trung trên lãnh thổ Cuba để giúp Cuba bảo vệ nền độc lập, an ninh của mình.
    +Lấy cớ an ninh của Mĩ bị đe doạ, 22/10/1962, Kennơdi lên án hoạt động quân sự của Liên Xô trên đất Cuba và thông báo quyết định phong toả Cuba bằng hải quân, yêu cầu Liên Xô dỡ bỏ và rút tên lửa về nước =>cuộc khủng hoảng Caribê.
    +26/10/1962, Mĩ – Xô thoả thuận: Liên Xô rút tên lửa và cam kết không đưa tên lửa trở lại Cuba; Mĩ cam kết không xâm lược Cuba. Cuộc khủng hoảng chấm dứt nhưng quan hệ Mĩ – Cuba vẫn căng thẳng
    ? Tại sao nói Cuộc chiến tranh chống Mĩ ở VN (1954 - 1975) là cuộc CT cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa 2 phe.
    -Sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, Mĩ nhanh chóng thay thế Pháp dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
    -Cuộc chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe. Cuối cùng Mĩ thất bại phải kí hiệp định Pari (1/73) cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản, tôn trọng độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút quân khỏi Việt Nam, không dính líu về quân sự hoặc can thiệp chính trị đối với Việt Nam.
    Tóm lại: Trong thời kì chiến tranh lạnh, hầu như mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự ở các khu vực trên thế giới, với những hình thức, mức độ khác nhau đều có liên quan tới sự đối đầu giữa hai cực Xô -Mĩ.
    ? xu thế hoàn hoãn Đông - Tây đã xuất hiện từ khi nào các sự kiện chứng minh.
    -Trên cơ sở những thoả thuận Xô - Mĩ, hai nước CHDC Đức và CHLB Đức kí Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (9/11/72)
    -Xô - Mĩ kí hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1) năm 1972.
    -8/1975, 33 nước châu âu cùng Mĩ, Canada kí định ước Henxinki đã tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hoà bình, an ninh ở châu lục này.
    -12/1989, cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Gooc bachop và G.Buso (cha) đã chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
    ? Nguyên nhân chấm dứt chiến tranh lạnh là gì, ý nghĩa.
    -(Cuộc chạy đua vũ trang => cả Mĩ và Xô suy giảm…; sự vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh quyết liệt với Mĩ của Đức, Nhật và Tây âu)
    - Mở ra chiều hướng và những điều kiện giải quyết hoà bình các vụ tranh chấp, xung đột trên thế giới: Apganixtan, Campuchia, Namibia
    -Chiến tranh lạnh chỉ kết thúc thực sự sau khi liên bang Xô viết tan ra, trật tự 2 cực không còn nữa.
    ? Xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh:
    -Trật thế giới hai cực đã sụp đổ, một trật tự thế giới mới dần hình thanh theo xu hướng "đa cực", với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu âu, Nhật, Nga, Trung quốc.
    -Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực lực của mỗi quốc gia.
    -Sự tan rã của Liên xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới "một cực" để làm bá chủ thế giới,...
    -Hoà bình thế giới tuy được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định: nội chiến, xung đột quân sự, đặc biệt chủ nghĩa khủng bố.

    Bài 11. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX.
    ? Nguồn gốc của cuộc cách mạng công nghệ
    -Nguồn gốc: do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm dáp

      Hôm nay: Sat May 11, 2024 1:44 pm